Thứ Hai, 24 tháng 10, 2016

SÀN NHỰA CHĂN NUÔI



CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI NHỰA HUY HOÀNG CHUYÊN CUNG CẤP SÀN NHỰA CHĂN NUÔI GIÁ TỐT TẠI THỊ TRƯỜNG.
- VỚI SÀN NHỰA ĐỦ CÁC MÀU TRẮNG + VÀNG + CAM..... ĐA MÀU SẮC CHO MÌNH LỰA CHỌN

NHỮNG ƯU ĐIỂM CỦA SÀN NHỰA CHĂN NUÔI:
+ Giúp vật nuôi hạn chế tiếp xúc với chất thải: có khe hở giúp chất thải rơi xuống dưới chuồng
+ Sử dụng đa dạng cho các loại vật nuôi: dùng lót sàn cho chuồng heo, chuồng chó, chuồng gà...
+ Tháo lắp dễ dàng: có thiết kế móc cài liên kết giữa các miếng

Công ty sản xuất tại Việt Nam: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI NHỰA HUY HOÀNG
- Chuyên sản xuất sàn lót nhựa cao cấp tốt nhất hiện hay. Không chỉ tốt về chất liệu mà còn tốt về giá cả hợp lý.




---------------------------oOo---------------------------
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI NHỰA HUY HOÀNG
Đ/c: Minh Nga - Văn Tự - Thường Tín - Hà Nội
Tel: 0433.752.499 - Hotline: 0915.067.811
Email: huyhoangplastic@gmail.com
Website: http://nhuataiche.com/


Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016

GIÂY ĐAI KIỆN HÀNG




Dây đai kiện hàng giúp đảm bảo an toàn cho hàng hóa, đồng thời giúp cho quá trình vận chuyển hàng hóa được dễ dàng. NHỰA HUY HOÀNG là nhà sản xuất và cung cấp dây đai kiện hàng uy tín, chất lượng và giá cả cạnh tranh trên thị trường toàn quốc.

Đối với mỗi loại sản phẩm và mục đích sử dụng khác nhau do đó phải có giải pháp đai kiện hàng tương ứng. Vì vậy mỗi doanh nghiệp sản xuất phải lựa chọn cho mình loại dây đai kiện hàng phù hợp tối ưu nhất. Đáp ứng nhu cầu đó CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI NHỰA HUY HOÀNG đã tiên phong trong việc phân phối các mặt hàng phục vụ cho việc đai kiện hàng hóa trên khắc các tỉnh thành. 





Với sự đa dạng về chủng loại cũng như về mẫu mã, màu sắc… Các sản phẩm dây đai kiện hàng của chúng tôi đã được sử dụng rộng rãi trên khắp các tỉnh thành bởi chi phí thấp, dễ sử dụng, tăng năng suất lao động và dễ dàng bốc xếp vận chuyển và hơn nữa có thể quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp bằng phương thức in tên, logo của doanh nghiệp trên các sản phẩm dây đai kiện hàng.
Để thuận tiện cho sản xuất, phục vụ tốt việc đảm bảo an toàn cho hàng hóa trong quá trình lưu thông. Quý doanh nghiệp hãy liên hệ ngay với chúng tôi. Chúng tôi sẽ tư vấn giải pháp đai kiện hàng phù hợp với ngành sản xuất và quý doanh nghiệp sẽ có cơ hội hợp tác tốt nhất!
---------------------------oOo---------------------------
Mọi chi tiết vui lòng liên hệ: 
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI NHỰA HUY HOÀNG
Đ/c: Minh Nga - Văn Tự - Thường Tín - Hà Nội
Tel: 0433.752.499 - Hotline: 0915.067.811
Email: huyhoangplastic@gmail.com
Website: http://nhuataiche.com/

Chủ Nhật, 16 tháng 10, 2016

Cách đơn giản trị sưng nướu răng

Sưng nướu răng không nguy hiểm nhưng khá phổ biến. Sưng nướu răng khiến cho nướu răng sung, đỏ và đau. Sưng nướu răng có thể do nhiễm trùng gây viêm nướu răng, mang thai hoặc thiếu dinh dưỡng. Răng giả không vừa, hút thuốc hoặc đánh răng không đúng cách cũng có thể gây sưng nướu răng.





Điều trị
Thuốc uống là liệu pháp sẵn có để điều trị sưng nướu rang, nhưng bạn cũng có thể điều trị sưng nướu răng bằng những cách đơn giản dưới đây:
1.Dinh dưỡng hợp lý
Đây là bước quan trọng nhất để đối phó với bất cứ rối loạn sức khỏe nào trong đó có sưng nướu răng. Dinh dưỡng hợp lý gồm canxi, vitamin C và D và axit folic giúp bạn tránh được tình trạng sưng nướu răng. Những loại hoa quả như chanh, cam, nho, dâu tây v.v…chứa nhiều vitamin C, các sản phẩm sữa, cá, sữa đậu nành vv…chứa nhiều canxi và các loại rau lá xanh chứa nhiều axit folic.
Tất cả các loại trứng, dầu gan cá, dầu hạt hướng dương giàu vitamin D. Chế độ ăn của bạn nên bao gồm tất cả các loại thực phẩm này.
2. Chườm nóng và lạnh
Chườm nóng và lạnh có thể giúp giảm đau và sưng. Tuy nhiên, cần chườm lên mặt chứ không phải trực tiếp lên nướu răng. Trước tiên, đắp một miếng vải đã ngâm nóng sau đó là chườm bằng một túi rau quả để lạnh. Lặp lại chu kỳ nóng - lạnh khoảng 2-3 lần
3. Nước muối
Muối ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng và đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt. Chà nướu răng bằng nước muối nhẹ sau khi đánh răng và súc lại bằng nước ấm sau đó. Thực hiện 3 lần/tuần. Bạn cũng có thể thêm chút muối vào ly nước ấm và súc miệng mỗi ngày 2 lần.
4. Nha đam
Sản phẩm tự nhiên này là một phương pháp điều trị tuyệt vời cho sưng nướu răng. Nha đam có tác dụng chống viêm và chống vi khuẩn giúp làm giảm các triệu chứng nướu răng viêm. Bôi và thoa nhẹ nhàng gel lá nha đam và rửa sạch với nước ấm. Thực hiện cách này vài lần mỗi ngày.
5. Nghệ
Củ nghệ chứa curcumin giúp giảm đau và viêm nướu răng. Nó cũng giúp ngăn ngừa sự lây lan nhiễm khuẩn. Trộn bột nghệ với nước thành bột nhão và bôi lên nướu răng bằng ngón tay và thoa nhẹ, sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm.
6. Gói trà đen
Tannin trong gói trà đen có thể làm giảm viêm nướu răng nếu chúng được bôi ở xung quanh khu vực bị ảnh hưởng sau khi được ngâm với nước ấm. Súc miệng sạch với nước muối ấm. Thực hiện 2 lần/ngày.
7. Ô xi già
Đây là một chất khử trùng giúp chứa các vấn đề răng miệng gồm đau nướu răng. Không sử dụng dung dịch ô xi già trên 3%. Lắc đều dung dịch chứa chất khử trùng và nước này sau đó súc miệng với nước ấm.
8. Gừng
Trộn bột gừng với muối và sau đó bôi trực tiếp lên khu vực bị bệnh trong miệng.
9. Đinh hương
Trộn dầu đinh hương với hạt tiêu đen và bôi hỗn hợp này lên nướu răng bị sưng để giảm đau. Dầu dinh dương có thể bôi trực tiếp lên nướu răng sưng.
10. Những cách khác
Chải răng đúng cách và dùng chỉ nha khoa, tránh các đồ uống nóng và lạnh, các sản phẩm liên quan đến thuốc lá và rượu, thay bàn chải đánh răng định kỳ…cũng là những cách khác để khắc phục nướu sưng.


Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Những việc cần làm khi trẻ bị tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh xảy ra quanh năm và mọi người đều có thể mắc nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh hơn.
Tiêu chảy là bệnh xảy ra quanh năm và mọi người đều có thể mắc nhưng trẻ em là đối tượng dễ bị bệnh hơn. Khi bị tiêu chảy, trẻ có nhiều nguy cơ suy dinh dưỡng thậm chí tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng. Tuy nhiên, qua tiếp xúc với các bà mẹ đưa trẻ đi khám, vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về căn bệnh này: nguyên nhân do đâu, có thể làm gì để phòng ngừa cũng như xử trí thế nào khi trẻ bị tiêu chảy.
Vì sao trẻ dễ bị tiêu chảy?
Gọi là tiêu chảy khi trẻ đi tiêu trên 3 lần trong ngày, ra phân lỏng hoặc toàn nước.Tiêu chảy gồm 2 loại: tiêu chảy cấp tính gọi tắt là tiêu chảy cấp. Xảy ra đột ngột kéo dài vài ngày đến hàng tuần nhưng không quá 2 tuần. Tiêu chảy mạn tính là có ngày tiêu chảy nhiều có ngày ít kéo dài trên 2 tuần. Nguyên nhân chính là do ăn uống thiếu vệ sinh, thức ăn ôi thiu không được nấu chín kỹ hoặc để ruồi nhặng bâu đậu gây nhiễm khuẩn, bàn tay bẩn không rửa sạch trước khi cầm thức ăn. Vi khuẩn, virut sẽ theo đó tới ruột và ở đây chúng sinh sôi nảy nở rất nhanh và bài tiết các chất độc. Lúc này cơ thể sẽ phản ứng lại ngay bằng cách huy động nhiều nước vào ruột để hoà tan các virut, vi khuẩn và các chất độc do chúng sinh ra, đồng thời ruột co bóp mạnh để thải nước đó mang theo virut, vi khuẩn và các chất độc ra ngoài cơ thể, điều đó sinh ra tiêu chảy.



Khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với cà rốt, khoai tây.


Có thể tử vong do tiêu chảy mất nước
Nếu không được bù nước và điện giải cơ thể sẽ lâm vào tình trạng mất nước và điện. Các công trình nghiên cứu về bệnh tiêu chảy đã chứng minh có tới 70% số tử vong là do mất nước. Số còn lại do các nguyên nhân nhiễm độc, viêm phổi... Ngoài ra, trẻ tiêu chảy dễ có nguy cơ suy dinh dưỡng, vì trong khi tiêu chảy các chất dinh dưỡng không được cung cấp đầy đủ do trẻ chán ăn, hơn nữa do gia đình thường mắc sai lầm là không cho trẻ ăn vì sợ ăn vào sẽ tăng tiêu chảy. Hậu quả khi trẻ khỏi bệnh tiêu chảy thì lại bị suy dinh dưỡng
Nhận biết trẻ bị mất nước do tiêu chảy: có 3 mức độ
Mất nước nhẹ: trẻ khát nước và đòi uống. Ở trẻ nhỏ chưa biết nói chỉ biết quấy khóc chỉ khi cho uống nước đủ mới hết khóc.
Mất nước vừa: ngoài khát nước trẻ có biểu hiện khô mắt, niêm mạc môi, miệng khô, da nhăn nheo. Các trẻ nhỏ có thể thóp lõm xuống, mắt trũng lại, ngủ mắt nhắm không kín, trẻ khóc không có nước mắt, nước dãi...
Mất nước nặng: ngoài các triệu chứng trên sẽ thấy trẻ có dấu hiệu đặc biệt về thần kinh như lừ đừ, có khi vật vã hoặc li bì hôn mê hoặc có những cơn co giật.
Chăm sóc tại nhà thế nào?
Những trẻ mất nước nhẹ có thể điều trị tại nhà. Trẻ mất nước vừa thì tuỳ theo tình trạng chung của trẻ có thể được chữa tại nhà có hướng dẫn của thầy thuốc hoặc nhập viện điều trị. Những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải nhập viện điều trị.
Những việc cần làm khi trẻ bị tiêu chảy:
Ngay khi trẻ bị tiêu chảy cần cho trẻ uống bù nước tốt nhất là uống oresol (nhớ pha theo đúng chỉ định trên bao bì, 1 gói pha trong đúng 1 lít nước đun sôi để nguội hoặc loại gói nhỏ thì pha đúng 200ml). Cho trẻ uống từ từ từng muỗng một uống cho tới khi hết khát. Nếu trong 24 giờ không uống hết lít dung dịch đã pha thì đổ đi pha khác vì dung dịch đã pha sẽ hỏng; Tiếp tục cho trẻ ăn và bú bình thường (nếu trẻ còn bú) chú ý dùng thức ăn dễ tiêu: cháo thịt nạc, thịt gà nấu với cà rốt, khoai tây. Nếu trẻ dùng sữa hộp thì nên pha loãng gấp đôi mức bình thường
Những sai lầm cần tránh:
Một số bà mẹ sai lầm là khi trẻ tiêu chảy lại không cho trẻ ăn đầy đủ và không cho uống nước vì sợ làm tiêu chảy tăng dẫn đến trẻ tiêu chảy đã mất nước lại càng mất nước trầm trọng càng nguy hiểm hơn; Sai lầm thứ hai là tự ý dùng thuốc kháng sinh. Ngày nay, các công trình nghiên cứu về tiêu chảy chứng minh rằng trong khi trẻ tiêu chảy, cơ thể vẫn hấp thu được nước theo đường uống và hấp thu được tới 60% các thức ăn đưa vào theo đường tiêu hoá. Hơn nữa phần lớn nguyên nhân tiêu chảy do virut nên dùng kháng sinh hoàn toàn vô ích mà còn làm trẻ mệt thêm. Vì vậy, chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ.
Vậy khi nào cần truyền dịch: trẻ mất nước vừa nhưng không uống được, uống vào lại nôn và những trẻ mất nước nặng nhất thiết phải truyền dịch để bù nước và điện giải. Tuy nhiên, việc truyền dịch phải được tiến hành tại cơ sở y tế do bác sĩ thăm khám chỉ định và theo dõi để tránh các tai biến có thể gặp khi đang truyền.


Thứ Ba, 11 tháng 10, 2016

6 điều đơn giản giúp phòng tránh bệnh tay - chân - miệng

Đang trong tháng 10, là giai đoạn chính lưu hành mùa bệnh tay - chân -miệng, Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế vừa đưa ra khuyến cáo đối với người dân, cộng đồng thực hiện các biện pháp sau để phòng tránh bệnh.
Theo Cục Y tế Dự phòng Bộ Y tế, bệnh tay - chân - miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút thuộc nhóm Enterovirus gây ra, bệnh lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Bệnh lưu hành quanh năm nhưng tập trung vào giai đoạn từ tháng 2 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12.
Dấu hiệu chính của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, da... chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông.
Cho đến nay bệnh tay - chân - miệng chưa có vắc xin phòng và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên mặc dù hầu hết ca bệnh đều diễn biến nhẹ nhưng một số trường hợp bệnh thể nặng có thể gây biến chứng nguy hiểm (viêm não - màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp...) dẫn đến tử vong.



Biểu hiện ở trẻ bị tay - chân - miệng


6 điều cần thực hiện giúp phòng tránh bệnh tay – chân – miệng
1. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tốt nhất là rửa dưới vòi nước chảy (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.
2. Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; dụng cụ ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, dụng cụ ăn uống như bát, đĩa, thìa, cốc, đồ chơi chưa được khử trùng.
3. Thường xuyên lau rửa đồ chơi của trẻ, lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.
4. Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
5. Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
6. Khi trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

Thứ Năm, 6 tháng 10, 2016

Những loại cây giải độc dễ tìm

Trong y học cổ truyền, các vị thuốc có công dụng giải độc là rất phong phú và thực sự là những thảo dược “cứu cánh” trong những nhiều trường hợp ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm.
Trong y học cổ truyền, các vị thuốc có công dụng giải độc là rất phong phú và thực sự là những thảo dược “cứu cánh” trong những nhiều trường hợp ngộ độc thuốc hoặc thực phẩm. Nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa khi “thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ” thì những cây thuốc này có giá trị dự phòng và hỗ trợ điều trị tích cực. Trong những vị thuốc này có thể kể đến một số cây thuốc giải độc điển hình sau đây:
Bòn bọt
Còn gọi là cây bọt ếch, chè bọt, cây sóc…, được dùng để chữa rắn độc cắn bằng cách lấy lá tươi giã nát, vắt lấy nước uống, bã đắp lên vết thương hoặc dị ứng sơn (lấy cả cành lá sắc lấy nước để rửa. Ngoài ra, còn được dùng để chữa tiêu chảy, lỵ trực khuẩn, phù thũng…
Ở nước ta có nhiều loại mua, người ta hay dùng cây mua lùn để làm thuốc. Thường dùng để giải độc sắn và chữa rắn độc cắn (lấy rễ giã nát, hãm với nước sôi hoặc sắc lấy nước uống)



Cây mua.


Đậu xanh
Đậu xanh vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thử lợi tiểu. Để giải độc lấy 100g đậu xanh rửa sạch, nghiền sống, chế nhiều nước rồi uống hoặc nhai luôn 1-2 nắm hạt sống rồi uống nhiều nước. Có thể lấy cả hạt ninh nhừ ăn, nếu chỉ có vỏ hạt thì sắc lấy nước uống. Cũng có thể dùng bột đậu xanh hoà với nước nguội để uống. Hạt đậu xanh dùng giải độc trong mọi trường hợp, đặc biệt khi say sắn và ngộ độc nấm.
Kim ngân
Y học cổ truyền thường dùng cành lá và hoa để chữa bệnh và giải độc bằng cách mỗi ngày dùng 12g hoa (kim ngân hoa) hay 20g cành lá (kim ngân đằng) sắc lấy nước uống. Nước sắc kim ngân được dùng để giải độc do cà độc dược, cỏ sữa lá to, hạt dây cam thảo, lá ngón và nấm độc. Có thể dùng lá kim ngân tươi nhai kỹ rồi nuốt lấy nước. Kim ngân thường dùng riêng hoặc kết hợp với bồ công anh, sài đất.




Kim ngân



Rau má
Rau má vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát gan và lợi tiểu. Để giải độc lá ngón hoặc say sắn lấy cả cây rau má rửa sạch, giã nát, hòa với nước ấm rồi gạn lấy nước uống; để chữa ngộ độc nấm cũng làm như trên hoặc lấy rau má 160g đem sắc với 80g đường phèn lấy nước uống hoặc lấy 160g rau má và 400g củ cải tươi, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống.
Rau mùi
Rau mùi thường dùng để chữa ngộ độc thức ăn bằng cách lấy khoảng 120g hạt mùi đem sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.
Sắn dây
Còn gọi là cát căn, y học cổ truyền thường dùng lá, hoa, rễ củ và bột để giải độc bằng cách: Lấy củ sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hoặc củ khô (cát căn) sắc lấy nước uống; bột sắn dây hòa với nước rồi pha thêm đường uống; lá sắn dây tươi rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống để chữa rắn độc cắn, bã đắp lên trên vị trí tổn thương.

Thứ Tư, 5 tháng 10, 2016

Khi nào phải dùng đến men tiêu hóa?



Trẻ em cần sử dụng men tiêu hóa khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hay khi bị giảm bài tiết gây thiếu men tiêu hóa trong cơ thể như trong một số trường hợp: viêm teo ruột kéo dài, tiêu chảy kéo dài,
Trẻ em cần sử dụng men tiêu hóa khi các tuyến tiêu hóa bị tổn thương hay khi bị giảm bài tiết gây thiếu men tiêu hóa trong cơ thể như trong một số trường hợp: viêm teo ruột kéo dài, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng nặng, u xơ nang tuyến tụy, cắt ngắn ruột sau phẫu thuật, sau mổ cắt dạ dày. Trong thực tế, nhiều bà mẹ thường sử dụng men tiêu hóa khi trẻ biếng ăn là sai lầm bởi vì việc sử dụng không hợp lí và lâu dài men tiêu hóa sẽ làm các tuyến tiêu hóa bị ức chế, giảm bài tiết và dẫn đến teo làm cho đứa trẻ suốt đời phải phụ thuộc vào men tiêu hóa. Vì vậy trước khi sử dụng, các bà mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại men tiêu hóa, liều lượng, cách dùng và theo dõi sau khi dùng. Thời gian sử dụng men tiêu hóa mỗi đợt không nên quá 10 ngày.

Cần phân biệt men tiêu hóa và men vi sinh (probiotic)
Nhiều người đã hiểu nhầm men tiêu hóa là men vi sinh. Men vi sinh là những chế phẩm vi sinh được làm từ vi khuẩn hoặc nấm như antibio, lactomin-plus, bioflor, probio, bioacimin, lactomin... Men vi sinh thường dùng cho trẻ bị loạn khuẩn đường ruột do sử dụng thuốc kháng sinh dài ngày. Khi bổ sung các men vi sinh này vào cơ thể, các vi khuẩn có lợi sẽ cạnh tranh không cho các vi khuẩn có hại bám vào niêm mạc ruột để gây bệnh cho trẻ, các vi khuẩn này còn giúp bình thường hóa tính thấm của niêm mạc ruột, ngăn ngừa táo bón do tăng cường hấp thu nước vào trong lòng ruột, giúp làm mềm phân, các vi khuẩn có lợi trong men vi sinh còn giúp các tế bào niêm mạc ruột tăng sản xuất các loại kháng thể...

Chăm sóc người cao tuổi: Những điều cần lưu ý

Người cao tuổi (NCT) có những thay đổi đáng kể về cả thể chất lẫn tinh thần và cần nhận được sự quan tâm, chăm sóc phù hợp.
Thay đổi của cơ thể
Về thể chất, do quá trình lão hóa hoặc do các bệnh lý gây ra mà NCT có phản ứng chậm hơn. Khi nói chuyện, NCT cần một khoảng thời gian dài hơn để ghi nhận và xử lý thông tin. Đối với các cụ bị lãng tai, bạn càng cần phải kiên nhẫn hơn nữa. NCT cũng sẽ chậm hơn trong việc đi lại. Vì vậy, nếu có việc cần phải đi đâu đó, bạn nên báo trước với các cụ để các cụ có thời gian chuẩn bị phù hợp. Kiên nhẫn đợi các cụ, tránh nói những câu làm cho các cụ tủi thân. Hệ miễn dịch của NCT hoạt động kém hơn nên dễ mắc bệnh hơn và có thể làm suy yếu sức khỏe. Cần quan tâm đặc biệt tới sức khỏe người cao tuổi, sớm có những biện pháp chữa bệnh phù hợp khi có triệu chứng bệnh. Quan trọng hơn, cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng, tập phục hồi chức năng và nghỉ ngơi phù hợp để có một cơ thể khỏe mạnh.
Ngoài những thay đổi về thể chất, NCT có những thay đổi đáng kể về tâm lý. Đặc điểm nổi bật nhất của người cao tuổi là hay tiếc nuối thời trẻ, hoài cổ. Nhiều người cảm thấy hụt hẫng, khó chịu, cảm giác bị mất đi quyền lực và vị thế. Vì vậy, các cụ cảm thấy mình bị bỏ rơi, buồn bã, chán nản. Do đó, tính tình NCT cũng thay đổi, trở nên bảo thủ, cố chấp, bám lấy cái cũ và bị gánh nặng quá khứ đè nén.



Chúng ta cần lắng nghe và thấu hiểu tâm lý của người cao tuổi.



Thay đổi tâm lý
Muốn được chăm sóc và để ý tới nhiều hơn: Do những thay đổi thể chất và tâm lý, NCT có thể mất đi những khả năng tự chăm sóc bản thân. Có người chấp nhận và ứng phó thành công với sự suy giảm chức năng, nhưng cũng có người lo lắng quá độ, lúc nào cũng đòi con cái ở cạnh để được chăm sóc, hoặc trở thành cau có, gắt gỏng khi con cái bê trễ trong việc đáp ứng những nhu cầu của mình.
Sự cô đơn là tình trạng hay gặp nhất ở NCT, nhất là với đời sống ở nước tân tiến. Sự tách biệt giữa các sinh hoạt thời còn trẻ và tuổi già càng nhiều thì sự thích nghi càng khó. Do đó, NCT có thể có thái độ thất vọng, trì trệ và lệ thuộc vào con cái của mình. Cần thông cảm để cư xử một cách tế nhị, tránh rơi vào trường hợp hắt hủi, ngược đãi NCT.
Hay lo âu hơn trước: Chính vì chậm chạp, mất hoặc giảm đi những chức năng và phải lệ thuộc hay nhờ vả người khác, mà NCT trở nên lo lắng quá độ. Do sự lo lắng này, các cụ thường lặp đi lặp lại một yêu cầu hay một câu hỏi, để được trấn an.
Dễ mủi lòng, tủi thân: Khi những nhu cầu hay yêu cầu của mình không được các con đáp ứng đầy đủ, nhanh chóng người già rất dễ tủi thân, nhất  là các cụ đã từng dành phần lớn thời gian của đời mình trong việc chăm sóc, lo lắng cho các con với mong muốn được các con đền đáp lúc tuổi già.
Nếu NCT có những ước mơ không thực hiện được, không hài lòng với cuộc đời mình, có thể có những triệu chứng của bệnh trầm cảm và trở thành một người khó tính, hay gay gắt với con cái và có thể ganh tị cả với sự thành công của các con. Những NCT can thiệp hay kiểm soát quá nhiều vào đời sống con cháu, thường là những người không thỏa hiệp và thích nghi được với giai đoạn mới này của đời sống.
Khi thấy các cụ có những sự thay đổi lớn như hay cau có, gắt gỏng, thay đổi tính nết trở thành khó chịu, hay quên, xuống cân, ít ngủ, biếng ăn, nên nghĩ đến những căn bệnh có thể xảy ra cho NCT về thể chất lẫn tâm thần để kịp thời đưa đi khám, thay vì cho rằng chỉ là những thay đổi thông thường.
Những vấn đề cần lưu tâm
Nên lưu ý, chăm sóc cho NCT quá kỹ lưỡng có thể tạo cho họ cảm giác như bị đối xử giống một đứa trẻ. Cần tế nhị để NCT cảm thấy được tôn trọng và có vai trò riêng của họ. Để NCT thấy thoải mái về tâm lý, người chăm sóc không những cần có sự chu đáo mà cần thêm một chút “tinh ý”. Một vài gợi ý nhỏ cho những ai quan tâm khi chăm sóc NCT trong gia đình: Hãy hỏi những gì NCT muốn ăn, lắng nghe; cung cấp và tạo điều kiện cho NCT có những sinh hoạt giải trí đều đặn, tạo không gian riêng, phương tiện nghe nhìn, xin lời khuyên, yêu cầu giúp vài việc, chia sẻ cảm xúc với NCT; lắng nghe các cụ nói và ghi nhận, thay vì tìm cách sửa sai...
Chăm sóc tâm lý NCT là vấn đề tế nhị, khéo léo, phức tạp để giữ cho tâm các cụ lúc nào cũng có “một tâm hồn minh mẫn trên cơ thể khỏe mạnh”, để sống vui vẻ bên con cháu.

Thứ Ba, 4 tháng 10, 2016

6 thực phẩm dân gian làm dịu viêm họng

Ngoài dùng thuốc, một vài thực phẩm dân gian sau cũng giúp bạn làm dịu cổ họng và chữa lành viêm họng.




Ngoài điều trị bằng thuốc hoặc các phương pháp vật lý trị liệu khác, nhiều nghiên cứu và qua thực tiễn trong cuộc sống cho thấy thực phẩm cũng đóng một vai trò lớn trong hồi phục và làm lành viêm họng.
Một số thực phẩm sau đây có đặc tính làm hồi phục viêm họng:
Chuối
Một loại quả không mang tính acid, chuối là một loại trái cây mềm và khá dễ nuốt, đặc biệt là khi bạn bị một cơn đau họng.




Ngoài đặc điểm đường huyết của chuối có chỉ số thấp phù hợp cho mọi người, chuối cũng rất giàu vitamin B6, kali và vitamin C.
Súp gà
Một phương thuốc cổ xưa để chống viêm họng là một bát súp gà nóng. Súp gà có đặc tính kháng viêm nhẹ và giúp làm giảm ùn tắc chất nhầy bằng cách hạn chế virus tiếp xúc với màng nhầy.





Làm món súp gà với đầy đủ cà rốt giàu chất dinh dưỡng, hành tây, cần tây, củ cải, khoai lang và tỏi, tất cả đều được biết đến với lợi ích dinh dưỡng và có giá trị chữa bệnh.
Hỗn hợp nước chanh và mật ong
Hỗn hợp nước chanh và mật ong là một phương thuốc rất tốt cho cổ họng bị viêm. Cổ họng bị đau của bạn sẽ sớm cảm thấy tốt hơn. Hỗn hợp này cũng làm giảm sưng huyết niêm mạc họng.





Trà gừng hoặc trà mật ong
Trà gừng hay trà pha với mật ong là một cách tuyệt vời để làm dịu cổ họng bị kích thích và ngứa. Một tách trà gừng nóng hoặc trà mật ong là cách tuyệt vời giúp cổ họng của bạn cảm thấy tốt hơn. Uống từng ngụm trà sau khi hít hơi nước nóng từ cốc, và nó sẽ giúp nới lỏng ùn tắc chất nhầy và tức ngực. Mật ong sẽ phủ lên cổ họng bạn và giúp ngăn ngừa kích ứng, đó là lý do chính làm giảm cơn ho.



Trà mật ong làm dịu cổ họng bị viêm hữu hiệu


Cháo bột yến mạch
Nêm một bát bột yến mạch nóng bằng cách thêm chuối hoặc mật ong và bạn chắc chắn sẽ nhận được đủ chất dinh dưỡng và rất dễ ăn khi bạn đang bị đau họng.



Yến mạch


Cà rốt luộc
Cà rốt là thực phẩm tuyệt vời làm dịu cổ họng khi bạn đang bị viêm họng, nhưng cần luộc hoặc hấp chín trước khi ăn. Ngoài ra, cà rốt cũng có đầy đủ các chất dinh dưỡng như vitamin A, vitamin C, vitamin K, chất xơ và kali.
Nhưng nếu bạn đang đau họng và ho kéo dài, kèm sốt hoặc ho khạc nhiều đờm, đờm chuyển màu đục, đờm có máu, tốt hơn hết bạn nên đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra và cho thuốc nếu cần, cũng như tư vấn chế độ ăn và nghỉ ngơi phù hợp cho bạn.