Nhiều cha mẹ vẫn cho rằng con trẻ chỉ hay gặp vấn đề về mụn khi đã đến tuổi dậy thì, nhưng thực tế thì mụn có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, ngay từ khi sơ sinh. Và nếu nắm được những kiến thức sau đây, các bậc phụ huynh sẽ yên tâm hơn nếu bé nhà mình nổi mụn.
Vì sao trẻ nhỏ lại nổi mụn?
Mụn xuất hiện khi các tuyến dầu trên da tiết quá nhiều bã nhờn (sebum) gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và làm da bị tổn thương. Ở những nơi tập trung nhiều tuyến dầu như mặt, cổ, lưng, vai và ngực của trẻ thường dễ gặp vấn đề về mụn hơn cả và chủ yếu là mụn đầu trắng.
Các chuyên gia cho rằng trẻ bị nổi mụn có thể do di truyền hoặc do thời tiết oi nóng. Ngoài hai yếu tố ấy thì việc người mẹ sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú, trẻ nhỏ bị bệnh phải dùng thuốc hay việc mẹ chống nắng, bôi da cho con bằng những loại kem không phù hợp cũng được xem là nguyên nhân gây nên mụn.
Mụn xuất hiện khi các tuyến dầu trên da tiết quá nhiều bã nhờn (sebum) gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và làm da bị tổn thương. Ở những nơi tập trung nhiều tuyến dầu như mặt, cổ, lưng, vai và ngực của trẻ thường dễ gặp vấn đề về mụn hơn cả và chủ yếu là mụn đầu trắng.
Các chuyên gia cho rằng trẻ bị nổi mụn có thể do di truyền hoặc do thời tiết oi nóng. Ngoài hai yếu tố ấy thì việc người mẹ sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú, trẻ nhỏ bị bệnh phải dùng thuốc hay việc mẹ chống nắng, bôi da cho con bằng những loại kem không phù hợp cũng được xem là nguyên nhân gây nên mụn.
Làm cách nào “xóa sổ” mụn?
Mụn ở trẻ nhỏ, nhất là các bé sơ sinh sau một thời gian ngắn đều tự động biến mất, song nếu da trẻ quá nhạy cảm, mụn sẽ thường xuyên tìm đến và ở lại lâu hơn khiến trẻ không ngừng ngứa ngáy, khó chịu.
Để con bạn sớm thoát khỏi những nốt mụn “cứng đầu” hãy nhớ:
- Rửa sạch vùng da nổi mụn bằng nước ấm ngày 1 – 3 lần
- Hạn chế dùng xà bông, sữa tắm, dầu gội hay các loại dầu trên vùng da bị tổn thương
- Thấm khô da sau khi rửa
- Không bôi các sản phẩm chăm sóc da, trị mụn của người lớn lên da bé nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ
- Ngưng sử dụng các loại kem bôi da cho đến khi da hết mụn
- Thử chấm vài giọt sữa mẹ lên nốt mụn và chờ xem điều kỳ diệu nhé!
Nếu mụn lâu ngày không xẹp hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng viêm, bạn nên đưa ngay trẻ tới bệnh viện da liễu hoặc các cơ sở khám, chữa chuyên khoa uy tín khác để kịp thời điều trị.
Mụn ở trẻ nhỏ, nhất là các bé sơ sinh sau một thời gian ngắn đều tự động biến mất, song nếu da trẻ quá nhạy cảm, mụn sẽ thường xuyên tìm đến và ở lại lâu hơn khiến trẻ không ngừng ngứa ngáy, khó chịu.
Để con bạn sớm thoát khỏi những nốt mụn “cứng đầu” hãy nhớ:
- Rửa sạch vùng da nổi mụn bằng nước ấm ngày 1 – 3 lần
- Hạn chế dùng xà bông, sữa tắm, dầu gội hay các loại dầu trên vùng da bị tổn thương
- Thấm khô da sau khi rửa
- Không bôi các sản phẩm chăm sóc da, trị mụn của người lớn lên da bé nếu chưa có sự chỉ định của bác sĩ
- Ngưng sử dụng các loại kem bôi da cho đến khi da hết mụn
- Thử chấm vài giọt sữa mẹ lên nốt mụn và chờ xem điều kỳ diệu nhé!
Nếu mụn lâu ngày không xẹp hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng, sưng viêm, bạn nên đưa ngay trẻ tới bệnh viện da liễu hoặc các cơ sở khám, chữa chuyên khoa uy tín khác để kịp thời điều trị.
Ngọc Thắng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét